Thực hiện kế hoạch tổ chức các hoạt động
Mừng Đảng – Mừng Xuân Át Tỵ năm 2025; Sáng ngày 24/01/2025 tập thể lãnh đạo
Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, UBND, UNMT tổ quốc VN xã, Công an xã, Ban chỉ
huy Quân sự xã, Đoàn thể xã, các đ/c Công chức và những người hoạt động không
chuyên trách xã; Lãnh đạo đơn vị trạm y tế xã, Đại đội 5; Cấp ủy chi bộ các
thôn, Ban điều hành thôn, Chi đoàn thanh niên thôn; Trưởng ban các cơ sở Tôn
Giáo - Tín ngưỡng trên địa bàn xã Long Hải cùng tham dự Lễ viếng thăm Bia chiến
tích (địa chỉ đỏ) xã Long Hải.
Xuân này, tập thể lãnh đạo, cán
bộ xã, thôn, các đơn vị trên địa bàn xã
Long Hải đến viếng thăm Bia Chiến Tích đã dành những phút giây trang nghiêm
để tưởng nhớ công lao của các bậc tiền nhân, những người đã ngã xuống vì độc
lập, tự do của Tổ quốc; với lòng thành kín đoàn dân lên nhưng lãng hoa tươi
thắm, tri ân và quyết tâm phấn đấu để góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phát triển giàu đẹp.
Địa
chỉ đỏ hôm nay không chỉ là dấu mốc lịch sử mà còn là nguồn cảm hứng, thôi thúc
thế hệ trẻ noi theo, tiếp tục viết tiếp những trang sử vẻ vang của dân tộc.
Tại buổi lễ các đại biểu đã nghe diễn văn về lịch sử, chiến
tích hào hùng của các thế hệ tiền nhân, các anh hùng dân tộc;
Là một hòn đảo có nhiều lợi thế, tiềm năng cả về kinh
tế lẫn quân sự nên từ sớm, thực dân Pháp và phát xít Nhật đều có mặt trên đảo
Phú Quý.
Từ năm 1940-1945, cũng như nhân dân cả nước, nhân dân
phú quý sống trong cảnh 1 cổ 2 tròng, áp bức của Pháp – Nhật hết sức cơ cực,
hàng năm, dân đinh trên đảo phải đóng 19 loại thuế khác nhau cho bọn phong kiến
thực dân. Bộ máy tay sai trên đảo như chánh tổng, lý trưởng…được dựng lên không
ngoài mục đích kèm cặp dân để thu các loại thuế ấy.
Quá trình hình thành các tụ điểm dân cư ở đảo từ các
tỉnh đất liền mang đến đã mang đến đảo sắc thái tinh thần riêng của quê hương
mình, trong đó có nhiều ngươi từng tham gia các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
Nhiều nhà Nho đã tuyên truyền tinh thần yêu nước trong dân chúng, nhiều tầng
lớp nhân dân trên đảo được tiếp thu tinh thần yêu nước của dân tộc.
Trong 1 lần cùng gia đình vào Sài gòn để bán bông sợi,
dầu phộng, ông huỳnh văn hoạch đã được bạn bè đưa đến tham dự cuộc bãi khóa của
học sinh trường sa xơ lu lô ba, để tang cụ Phan Chu Trinh, với nhận thức ban
đầu đó, anh Hoạch đã về kể lại cho bạn bè, thầy đồ, thầy thuốc có chí hướng
cùng biết.
Đầu năm 1930, nhiều cơ sở Đảng được hình thành, trở thành ánh sáng chỉ
đường cho phong trào cách mạng sau diễn ra trên đảo.
1940-1945, Quân nhật điều 1 đội
quân chiếm giữ đảo Phú Quý, tại Lăng cô, xóm chùa.
Năm 1943, Mỹ mở mặt trận Thái Bình dương, tấn công
Nhật trên biển và đất liền, hàng ngày, chúng lấy đảo làm chuẩn để di chuyển các
hướng bắn phá và đến 10h, máy bay lại đi qua đảo về căn cứ, chúng lại bắn phá
vị trí quân nhật trên đảo, giết hại nhiều dân thường
Đêm ngày 09/3/1945, quân Nhật đảo chính bắt trung úy
pháp và lính khố xanh giải về sài gòn, chúng triệu Huỳnh Văn hoạch – chánh tổng
Phú Quý lúc bầy giờ để thuyết phục nhằm
củng cố lực lượng của Nhật trên đảo. Ông hoạch nhân cho qua chuyện và thầm nghĩ
cơ hội, thời cuộc mới đang diễn ra trước mắt, cũng từ bấy giờ, phong trào cách
mạng trên đảo bắt đầu nhen nhóm.
Anh Võ Đằng, là cán bộ y tá huyện Tuy Phong, được đồng
chí Nguyễn Tương, ĐVĐCSVN tỉnh Bình Thuận, móc nối với anh Hoạch, xây dựng cơ
sở cách mạng trên đảo.
Mặc dù theo chủ trương đánh Pháp, đuổi Nhật nhưng đến
những tháng đầu năm 1945, cơ sở cách mạng trên đảo vẫn chưa nhận được chỉ thị
của đất liền, nên cử chị Trần Thị Vãng, theo ghe vào xin chỉ thị của Đảng và
phân công nhiệm vụ cho từng đồng chí. Tuy nhiên, việc kết nối với cơ sở cách
mạng của tỉnh vẫn chưa được, do lúc bầy giờ, các đồng chí đảng viên vừa mới ra
tù về, đang kết nối lại cơ sở đảng trong tỉnh, vẫn chưa nhận được chỉ thị của
trên. Dù vậy, các đồng chí vẫn phân công nhiệm, tiếp tục cử chị Vãng vào xin
chỉ thị. Và đã liên hệ được.
Ngày 25/8/1945, chính quyền cách mạng tỉnh Bình Thuận
được thành lập. Đến ngày 28/8/1945, ông Nam Thìn từ đất liền về, chuyển bức thư
của lãnh đạo tỉnh “Bắt hết lĩnh khố xanh và tránh đổ máu”.
Nhận được chủ trương, các anh em gấp rút chuẩn bị kế
hoạch, phân công nhiệm vụ. thì đến 12h
trưa ngày 29/8/1945, đồng chí Phan Đình Anh, chiến sĩ giải phóng mang lệnh của
Ban chỉ huy kháng chiến “Bắt hết lính khố xanh, không cho chúng chạy thoát.
Sau khi bàn bạc, vào 6h chiều ngày 1/9/1945, Lính khố
xanh tập hợp tại bãi biển lạch dù và tranh nhau xuống tàu, do nóng lòng nên bọn
chúng bỏ hết vũ khí vào thùng và khóa lại theo yêu cầu của ta và khi đưa chúng
đến bãi biển ta tuyên bố tước vũ khí, buộc chúng phải đầu hàng cách mạng.
Nhờ kế hoạch khôn khéo nên cuộc khởi nghĩa giành chính
quyền diễn ra tương đối thuận lợi, lực lượng tay sai bị phân hóa, một số lớn
ngã theo cách mạng ta và một số lưng chừng nhưng cũng được ta cảm hóa, lĩnh khố
xanh bị tước vũ khí nên việc đổ máu không xảy ra.
Và Bia chiến tích (Địa chỉ đỏ) này, là nơi diễn ra sự
kiện lịch sử, đánh dấu bước thắng lợi cách mạng đầu tiên trên đảo Phú Quý của
ta.
Lịch sử kháng chiến chống pháp, chống mỹ của Phú quý
ta còn dài và cùng với phong trào cách mạng cả nước, Phú Quý đã giành thắng lợi
vào ngày 27/4/1975 cùng với nhân dân cả nước, bước vào công cuộc xây dựng và phát
triển địa phương, đất nước./.
Nguồn: Công Minh